TP.HCM: Mức thưởng Tết Nguyên đán 2024 trung bình 12,3 triệu đồng/người
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.Chiến sự Ukraine ngày 774: Tổng thống Zelensky cảnh báo khả năng Kyiv thua cuộc
Sau khi phần trang trí khung lưới đã chảy bớt nước, chị Quyên sẽ úp khuôn giấy lên những chiếc khăn phơi đã chuẩn bị trước đó. Kế đến, chị sử dụng khăn có độ thấm hút tốt để nhấn xuống, ấn nhẹ nhàng. Như thế, vừa hút ẩm vừa giúp cho mặt giấy phẳng hơn.
Mắc bệnh lạ, vòng 1 của người phụ nữ phát triển liên tục
Mạng xã hội chia sẻ câu chuyện bạn bè của chú rể tự tay chuẩn bị cổng cưới tặng bạn thân trong ngày trọng đại. Người đi kiếm cây chuối, người chặt tre, người cắm hoa trong không khí vui vẻ, rộn ràng. Cổng cưới hoàn thiện chỉ trong một ngày, ai nấy đều hài lòng với món quà đặc biệt của nhóm bạn dành tặng chú rể. Nhiều người để lại bình luận tích cực về tình nghĩa bạn bè và gửi lời chúc hạnh phúc đến cặp vợ chồng trẻ.Tài khoản Nguyễn Ngọc viết: "Cổng đẹp nhưng hơn hết là sự đoàn kết, tình cảm gia đình hàng xóm láng giềng. Đó mới là ngày vui, chứ đám cưới lộng lẫy xa hoa, khách tới chỉ ngồi ăn cũng không vui lắm". Bạn Việt Linh bày tỏ: "Thích đám cưới như này nè, hồi xưa làm gì có cổng rạp như bây giờ. Toàn thanh niên trai tráng trong xóm tụ tập lại làm, ăn uống với nhau vui hết nấc". Một trong những người làm cổng cưới tặng chú rể là anh Phan Vũ (ở H.Vị Thanh, Hậu Giang), bạn của chú rể Lê Thiện Văn (32 tuổi). Anh Vũ cho biết, trước đám cưới một ngày mọi người sắp xếp thời gian, công việc đến phụ giúp gia đình. Nhóm bạn chỉ mua hoa hồng tươi còn chuối, tre, dừa nước… thì tìm trong xóm. Chú rể là người tổ chức đám cưới cuối cùng trong nhóm bạn chơi chung với nhau nên mọi người muốn phụ giúp để đám cưới trở nên ý nghĩa. "Công đoạn khó khăn nhất là lá chuối và lá tre hay bị khô nên tụi mình phải thay liên tục. Mọi người cùng đoàn kết, chung sức nên việc thực hiện diễn ra nhanh gọn. Cổng cưới tự làm tiết kiệm được khoảng 3 triệu nhưng điều quan trọng là thể hiện tình cảm với người bạn thân", anh Vũ nói. Nhóm bạn chơi chung với nhau từ hồi cấp 3, đến nay đã 12 năm. Hàng xóm, khách mời đến dự ai cũng khen cổng cưới, chụp hình kỷ niệm. Chú rể Thiện Văn cho hay, bản thân rất vui và hạnh phúc khi được bạn bè phụ giúp trong ngày trọng đại. "Ai cũng nhiệt tình đóng góp công sức vào ngày vui của mình. Cây nhà lá vườn có gì mọi người làm đó nhưng kết quả thành công ngoài sức kỳ vọng. Các bạn tự lên ý tưởng, kiếm vật liệu để hoàn thiện. Tôi mua thêm ít hoa tươi về cắm để không gian thêm lãng mạn", anh Văn cho hay. Anh Văn bày tỏ sự trân quý trước tình cảm của bạn bè, khách mời dành cho mình. Ai cũng dành thời gian chụp hình kỷ niệm và lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ. Ở chỗ anh, đa phần đều thuê dịch vụ tiệc cưới tổ chức, ít ai tự làm. Anh Văn và cô dâu yêu nhau hơn một năm trước khi nên duyên vợ chồng. "Nhà cô dâu cách nhà mình khoảng 30 km, nhà gái cũng khen cổng cưới. Tôi vô tình gặp vợ trong một lần đi dự tiệc, hai người nói chuyện, tìm hiểu và nhận thấy có nhiều điểm tương đồng. Tụi mình yêu nhau và giờ đồng hành với nhau trong cuộc sống", chú rể chia sẻ.
Ở Nam Định, Xuân Son vẫn tranh thủ thời gian nghỉ để tập luyện tại nhà. Trên trang cá nhân, anh đăng tải các video tập co duỗi chân và gập bụng. Anh được các bác sĩ ở Bệnh viện Vinmec dặn dò dù vui tết không được quên nhiệm vụ tập hồi phục nhẹ nhàng sau ca phẫu thuật. Đồng thời, Xuân Son cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để không tăng cân, tăng mỡ quá nhiều. Dinh dưỡng là vô cùng quan trọng nếu nam tiền đạo muốn sớm phục hồi và quay lại sân cỏ trong thời gian nhanh nhất.Trong đoạn video do Xuân Son đăng tải, anh tập luyện cùng một người bạn trong khi vợ anh trông các con trai. Trong 5 năm ở Việt Nam, có lẽ năm nay là năm gia đình Xuân Son đón cái tết đặc biệt nhất vì đã là công dân Việt Nam, vừa có chức vô địch V-League vừa cùng đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup. Vợ Xuân Son cũng đã sắm cây đào, hoa cúc và trang trí nhà cửa đậm chất Tết Việt. Trong khi đó, thủ môn Đình Triệu cũng đã sum vầy với gia đình ở Thái Bình. Trên trang cá nhân, anh đăng tải hình ảnh vừa gói bánh chưng vừa trông con nhỏ. Năm vừa qua cũng là năm đột phá với Đình Triệu. Ở tuổi 33, trong lần đầu được gọi lên đội tuyển quốc gia, anh được HLV Kim Sang-sik tin tưởng lựa chọn bắt chính và tỏa sáng rực rỡ, trở thành “Thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024”. Trong buổi phỏng vấn với Báo Thanh Niên, HLV Kim cũng nhận xét rằng Đình Triệu là phát hiện thú vị nhất của ông ở hành trình AFF Cup vừa qua. Còn đội trưởng của đội tuyển Việt Nam Đỗ Duy Mạnh thì đón tết ở Hà Nội cạnh bà xã Quỳnh Anh và con trai, con gái. Ngày 28 tết, Duy Mạnh đăng video ăn uống với gia đình kèm dòng chia sẻ: “Cuối năm họp gia đình nhỏ. Năm qua những gì đã làm tốt thì tiếp tục phát huy. Còn những điều chưa tốt cố gắng làm tốt hơn trong năm mới”. Ở hành trình AFF Cup vừa rồi, Duy Mạnh được HLV Kim Sang-sik và ban huấn luyện tin tưởng trao băng đội trưởng. Anh cũng đã chứng minh mình đủ sức, đủ tâm và đủ trưởng thành để đảm đương trọng trách này. Cả trong trận lẫn ngoài đường biên, anh thể hiện sự trưởng thành cả trong kỹ thuật chơi bóng lẫn cách ứng xử để xứng đáng với chiếc băng đội trưởng trên tay. Còn ‘hot boy’ của bóng đá Việt Nam - Nguyễn Thành Chung, cũng không khác gì những người anh em ở đội tuyển, dành thời gian ngày tết cho gia đình nhỏ. Anh và vợ cùng con trai đi chụp ảnh áo dài tết ở studio và nhận được nhiều lời khen vì cả gia đình “đẹp đều”. Vợ chồng Thành Chung - Tố Uyên kết hôn năm 2022 và đã có 1 bé trai giống bố như tạc.AFF Cup 2024 được đánh giá là giải đấu hay nhất sự nghiệp của Thành Chung. Anh thể hiện sự chắc chắn, điềm tĩnh và khả năng đọc trận đấu xuất sắc, giúp bảo vệ vững chắc khung thành đội nhà trước những tiền đạo nguy hiểm của đối phương. Với kỹ năng bọc lót, không chiến và tranh chấp mạnh mẽ, Thành Chung trở thành trụ cột không thể thay thế. Anh cũng là cầu thủ có số phút thi đấu nhiều nhất giải, vượt qua cả thủ môn và những cầu thủ xuất sắc khác trong đội. Những màn trình diễn của Thành Chung không chỉ giúp đội tuyển Việt Nam giữ sạch lưới nhiều trận quan trọng mà còn khẳng định vị thế của anh là một trong những trung vệ hàng đầu Đông Nam Á tại thời điểm hiện tại.
Ngày nắng nóng ở 'xóm ve chai' TP.HCM: Hầm hập, bí bách đến ngộp thở
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.